Peter Carl Fabergé - Tuyệt tác trứng phục sinh



http://3d-car-shows.com/wp-content/uploads/2012/05/Peter_Carl_Faberg%C3%A9-634x317.jpg

Hôm nay lại nhờ bác Google mà mình biết thêm một loại hình và nhân vật nghệ thuật mới.......thật tuyệt!

Peter Carl Fabergé - Tác giả "Quả Trứng Phục Sinh" của Nước Nga


Trứng phục sinh của vua Những quả trứng Phục sinh gắn liền với thương hiệu Peter Carl Fabergé của xứ bạch dương sau hơn hai thế kỉ tồn tại nếu không thuộc sở hữu của ông hoàng bà chúa này thì cũng từng là báu vật của ông vua ngành công nghiệp nọ hay chủ nhà băng kia.

Peter Carl Fabergé luôn gắn liền với những giai thoại có thật về những quả trứng Phục sinh độc nhất vô nhị. Câu chuyện về nó bắt đầu từ cách đây hơn hai thế kỉ về trước. Đó là vào năm 1885, khi đó chàng thanh niên mang tên Peter Carl Fabergé, con trai một người thợ kim hoàn gốc Pháp nhập cư Nga, nổi tiếng khắp trong ngoài đế chế của Sa hoàng Alexandre III bởi kĩ thuật chế tác trang sức không những tinh thông mà còn có khả năng sáng tạo hơn người. Rất nhanh chóng, Carl Fabergé trở thành lựa chọn số một của Sa hoàng Alexandre III, cũng là tay thợ để vị Sa hoàng này trao gửi nhiệm vụ cao cả là tạo ra một quả trứng vừa phải thật giá trị vừa phải thật ý nghĩa để ông tặng hoàng hậu Maria Fedorovna trong dịp lễ Phục sinh và cũng là kỉ niệm 20 năm ngày cưới. Với cái tên “Trứng gà mái”, quả trứng được làm từ những vật liệu quý hiếm bậc nhất như vàng, kim cương, sứ cao cấp đã mở đầu truyền thống tặng trứng siêu sang vào dịp lễ Phục sinh trong vương triều Alexandre III và người kế vị Nicolas II cho đến khi vương triều sụp đổ vào năm 1917. Còn hoàng hậu Maria Fedorovna thích nó đến mức, mỗi dịp Phục sinh là một lần Sa hoàng Alexandre III cất công xuống tận xưởng chế tác của Fabergé yêu cầu chế tác thêm một quả trứng Phục sinh nữa. Tất nhiên, mỗi quả trứng đó sẽ phải là một sự khác lạ, độc nhất và thể hiện sự giàu có và thịnh vượng của vương triều.


Hoàng hậu Maria Fedorovna, một trong những người sở hữu trứng phục sinh Fabergé đầu tiên.

Truyền thống ấy tiếp tục được người kế vị là Sa hoàng Nicolas II thực hiện vào những dịp Phục sinh sau đó. Chỉ có điều, vị Sa hoàng nổi tiếng với những món đồ xa xỉ này năm nào cũng đặt không phải một quả trứng mà là hai, một cho mẫu hậu và một cho hoàng hậu Alexandra. Với Fabergé, mỗi quả trứng là một tác phẩm nghệ thuật hay chính xác hơn là một kiệt tác của xa xỉ. Sở dĩ nói vậy là bởi, nó không chỉ được tạo lên bằng những vật liệu quý hiếm bậc nhất của xa xỉ mà những tay thợ bậc thầy ở xưởng Fabergé còn phác hoạ lên nó cả những tác phẩm nghệ thuật, thậm chí là cả những sự kiện lịch sử. 
 
Sa hoàng Nicolas II, người kế thừa tục tặng trứng Fabergé ngày Phục sinh.
Ví như quả trứng mang tên Coronation Egg (Trứng đăng quang) chẳng hạn. Với tác phẩm này, những tay thợ bậc thầy của Fabergé đã dựng cho Coronation Egg một bản sao được cho là chính xác nhất của chiếc xe ngựa đăng quang của Nga hoàng. Nghe đồn, để hoàn thiện nó, đội quân nhà Fabergé đã phải thực hiện suốt 15 tháng trời. Quả trứng mang tên Trans-Siberian Railway Egg lại là một huyền thoại khác. Được chế tác năm 1900, đúng vào năm khánh thành tuyến đường xe lửa đến Siberia, các tay thợ thủ công nhà Fabergé đã tỉ mẩn xây dựng bên trong Trans-Siberian Railway Egg mô hình thu nhỏ của tuyến đường này. Cũng xin mở ngoặc ngay rằng, để trở thành nghệ nhân của Fabergé là cả một chặng đường đầy gian nan. Họ phải học việc từ năm 12 tuổi và chỉ đến khi nào Fabergé thấy họ trở thành những tay thợ bậc thầy thì mới để họ ký tên lên sản phẩm.

 
Mỗi quả trứng là một tác phẩm nghệ thuật.

Bởi vậy, nên tính đến thời điểm hiện tại, những quả trứng Fabergé vẫn luôn là thứ thiêu cháy các buổi đấu giá nhà Christie’s hay Sotheby’s. Winter Egg là một trong số đó. Được nạm 3.000 viên kim cương, quả trứng từng là món quà Nicolas II tặng hoàng hậu Maria đã được nhà Christie’s bán với giá $5,6 triệu năm 1994 và $9,6 triệu năm 2002. Rothschild Egg còn phá kỉ lục đó. Điều đáng nói ở chỗ, nhà đấu giá Christie’s London chỉ mất chưa đến 10 phút để thiết lập con số khổng lồ $13 triệu cho quả trứng được chế tác từ năm 1902. Một con số xứng đáng cho những kiệt tác mà theo Christel McCanless, tác giả cuốn Trứng Fabergé: Từ Điển Tường Giải, kĩ nghệ để làm mỗi quả trứng đều siêu việt hơn hẳn kĩ nghệ kim hoàn ngày nay và không quả trứng hiện đại nào có thể sánh được với sự khéo léo trong mỗi quả trứng Fabergé.

  

Từ năm 1885 đến 1917, ngoài những quả trứng thửa riêng theo đơn đặt hàng của hai vị Sa hoàng quyền lực, Fabergé còn tạo ra những kiệt tác giá trị cho không ít những bậc danh gia vọng tộc nổi tiếng châu Âu. Đáng kể nhất là Alexander Kelch, nhà tư bản công nghiệp được biết như một người nắm giữ nhiều vàng nhất nước Nga, công tước của Marlborough, dòng họ chủ ngân hàng Rothschild… 
  
 
Những món đồ nữ trang hiệu Fabergé.

Trở lại vào năm 2007 sau khoảng thời gian gián đoạn khá dài từ năm 1917, Fabergé của hiện tại đang đem những quả trứng Phục sinh mô phỏng của quá khứ lẫy lừng vào những chiếc vòng thời thượng. Chỉ có điều, nó được thu nhỏ và trở thành những mặt dây chuyền giá trị. Thế nhưng, người ta vẫn tìm thấy ở nó những giá trị hệt như quá khứ vang danh. Những quả trứng này không chỉ được làm bằng vàng, nạm kim cương, ruby… mà trên nó còn chứa đựng những hoa văn tinh xảo. Dĩ nhiên, giá của nó không hề rẻ, trên dưới $10.000. Nhưng chỉ cái tên Fabergé cũng đã đủ để khiến giới sành điệu mất tiền vì nó.
   

Faberge Eggs

0 comments :

Post a Comment

LIKE and Share this article: :
Share it Facebook More